3/16/2018

Đôi điều về đồng Ripple

Dạo này Ripple coin ( XRP) đang SML 
- Tuấn định chơi lớn con XRP từ cuối năm 2017 nên có trữ 1 ít đợi nó Bump ..định gỡ vốn con Areszcoin  , Lỡ ôm con XRP từ lúc nó 1.5$ cho tới lúc nó lên tới đỉnh hình như khoảng 3.4$ gì đó nhưng giờ thì không tin nó lên lại nữa. Càng nghiên cứu Tuấn thấy con này càng có mùi hơi hơi chua )

ripple
Ripple

- Sau một khoảng time rảnh rỗi sinh nông nỗi ngâm cứu thì... Ripple không phải là XRP và thông tin nó liên kết vối ngân hàng cũng không ảnh hưởng gì đến XRP. XRP là 1 trong nhiều sản phẩm của cty Ripple và phần lớn các tổ chức tài chính khi liên kết với Ripple xài mấy thằng sản phẩm kia chứ ko có thằng nào xài XRP.
-Sau đợt lên đỉnh tháng 12 năm 2017 thì Tuấn thấy bây giờ cứ 1 tuần nó ra 1-2 thằng liên minh mới nhưng thị trường có vẻ đã nhàm với thông tin này nên không ảnh hưởng gì đến giá nữa.
- Thằng Ripple sẽ thả 60% lương XRP còn lại đang hold ra market trong vòng 55 tháng: https://ripple.com/insights/ripple-e...redictability/ Mấy thằng fan Ripple kêu Tuấn là b/thg thôi. Còn Tuấn thì thấy thật sự không ổn rồi, hiện tại lượng XRP trên thị trường là 40% còn Ripple đang hold 60%. Nó thả ra thêm 60% thì tiền USD đâu mà giữ giá được, hay là Tuấn hiểu sai ? Chưa kể hiệu ứng dây chuyền + việc nó xả đều đều mỗi tháng Tuấn thấy hold con này long time dễ SML quá, hic hic 


Ripple 3/2018


- Bỏ qua mấy cái trên, giả dụ XRP siêu thành công và trở thành hệ thống chuyển tiền số 1 Thế giới thì nó cũng không có ý nghĩa gì. Ví dụ nó phế luôn thằng SWIFT (hệ thống chuyển tiền Thế giới hiện nay) thì vốn hoá nó chỉ tầm 250 tr USD, chia cho tổng 100tỷ XRP trong thị trường thì nó = $0.0023 1 coin. Cái này là nếu nó thay thế hoàn toàn thằng SWIFT và thằng SWIFT chả còn thị phần đó nhé.
Tuấn thấy có nhiều điều sai sai về con này. Tuấn bắt đầu có cảm giác con XRP chỉ để huy động vốn + quảng cáo cho công nghệ của mình. Còn tiền và lợi nhuận chạy ra đằng khác.
Giờ chỉ mong con này mây mưa sao " lên đỉnh " được chút là bắn liền thôi , giờ thấy hold con này từ năm ngoái tới giờ thấy fail quá, nên anh em nào tính chơi con này thì có thể tham khảo và cùng bình luận để Tuấn bớt rung mà bán sớm nhé !

Sưu tầm!

3/09/2018

Kiếm tiền từ chương trình bounty và airdrop

"Cách mạng công nghiệp 4.0" đang diễn ra tại nhiều nước phát triển. Trong đó internet đóng vai trò chủ đạo. Nó đang mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, đi cùng với đó là công nghệ blockchain (được biết đến nhiều nhất là Bitcoin, do Bitcoin xây dụng trên công nghệ Blockchain). Đã có rất nhiều công ty, tập đoàn lớn tham gia phát triển công nghệ blockchain nhằm hoàn thiện các tính năng blockchain, đưa blockchain lên các version cao hơn như 2.0 (tích hợp smart contract), 3.0...

cong nghiep 4.0
Công nghiệp 4.0

Trước khi các công ty hoặc tổ chức phát hành coin (ICO), họ phải qua khâu marketing để quảng cáo sản phẩm, công nghệ của mình, mục đích là để nhiều người biết tới sản phẩm của họ. Hầu hết họ đều giành ra 3-10% để làm việc đó, gọi là chương trình bounty và airdrop. Chúng ta tham gia vào chương trình bounty hay airdrop chính là quảng cáo giúp các công ty, tổ chức đó và nhận phần thưởng xứng đáng.

kiem tien tu coin
Kếm tiền từ coin

Bounty và airdrop đều là hình thức đăng kí làm nhiệm vụ để nhận coin miễn phí từ nhà phát triển coin. Các coin này có thể bán cho người cần mua hoặc bán trên các sàn Cryptocurrency.

Airdrop : Đa số airdrop bạn chỉ cần điền vào form đăng kí , cao hơn thì yêu cầu bấm like hay follow facebook & Twitter. Tóm lại airdrop là nhiệm vụ chỉ phải làm 1 lần và mình mất 3-4p để đăng kí 1 Airdrop . Vì thế airdrop thì thấy cái nào thì đăng kí hết ko cần chọn lọc làm gì cả.

Bounty : Bounty cũng phải điền form đăng kí như Airdrop, nhưng yêu cầu nhiệm vụ cao hơn. Thường là phải like & share 3-5 bài viết của họ mỗi tuần . Share nhiều thì được nhiều.

Ngoài ra mỗi bounty lại có thể yêu cầu và có thêm luật lệ khác nhau có thể là : phải join kênh telegram của họ hay phải đăng những link bài bạn share vào topic bounty của họ trên bitcointalk.org hay phải share bài kèm hashtag ( #ICO #ETH ...) , hoặc yêu cầu mỗi ngày chỉ đc share 1 bài. 1 số yêu cầu bạn phải báo cáo trước thời hạn nào đó và nếu lỡ 1 tuần ko báo cáo thì công lao của bạn không được tính.

Một ngày, bạn chỉ cần giành ra 15 - 30 phút làm bounty hoặc airdrop, chắc chắn bạn sẽ có được vài trăm $ một tháng.
bounty and airdrop
Kiếm tiền từ chương trình bounty và airdrop

Tham gia Telegram group để nhận tin tức mới nhất: https://t.me/BountyAndAirdropBlockchain

3/07/2018

Đánh giá một dự án ICO tiềm năng trong công nghệ blockchain

Làm thế nào để đánh giá một ICO tiềm năng có khẳ năng đi xa?

Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi mà rất nhiều công ty đang muốn phát hành đồng tiền điện tử của mình. Vậy làm cách nào để đánh giá là đồng tiền điện tử 'A' tiềm năng, đồng tiền điện tử 'B' không tiềm năng để ta sở hữu đồng tiền này trước khi nó lên sàn.

Trong quá trình tìm kiếm các đồng tiền điện tử tiềm năng, mình có đọc được bài viết về cách đánh giá  một dự án có thể thành công hay không thành công, xin chia sẻ với mọi người

pumb

Cách đánh giá dự án ICO tiềm năng như thế nào?


Trước tiên cũng phải nói rằng không có bất cứ một công thức hay một yếu tố chắc chắn nào để đánh giá một dự án ICO tiềm năng vì có hàng trăm yếu tố tác động đến sự thành công của nó như: Thể chế chính trị, luật pháp, nhóm sáng lập hay ban cố vấn, mức độ truyền thông, sự quan tâm của cộng đồng… Do đó những thông tin bên dưới đây hoàn toàn chỉ giúp bạn tham khảo mà thôi!Đánh giá website dự án ICO

Phải nói rằng hầu hết chúng ta khi tìm hiểu một dự án ICO thì đều nhìn vào “bộ mặt” của nó để xem có chuyên nghiệp hay không?
Cái “bộ mặt” đó không gì khác là giao diện website. Hầu hết phần lớn chúng ta sẽ có cảm giác tin tưởng nếu website dự án ICO được thiết kế chuyên nghiệp. Tuy nhiên đây lại chính là điểm mà nhiều dự án đang dễ dàng tạo niềm tin bởi vì hiện nay họ có thể thuê một đội ngũ thiết kê chuyên nghiệp để chuẩn bị cho một… cuộc lừa đảo ngoạn mục!

Vì thế yếu tố thiết kế chuyên nghiệp của website theo cá nhân mình chỉ chiếm 5% trong quá trình đánh giá dự án ICO. Các yếu tố khác quan trọng hơn mà cần xem xét là:

#1 Kiểm tra domain (tên miền) được đăng ký bởi công ty nào? Có ẩn danh hay không? Đăng ký khi nào và trong thời gian bao nhiêu lâu?

#2 Kiểm tra lưu lượng truy cập (traffic) như thế nào? Nước nào truy cập nhiều nhất? Nguồn traffic đến từ đâu?

#3 Cộng đồng tham gia vào dự án qua các kênh media khác như Facebook, Twitter… có bao nhiêu người theo dõi, mức độ quan tâm như thế nào?

Đây chính là những vấn đề mấu chốt để bạn có một cái nhìn tổng thể vào một dự án ICO ở góc độ kỹ thuật và website cũng như bề nổi của cộng đông tham gia vào nó.

Một số công cụ để bạn có thể kiểm tra những yếu tố bên trên là:

http://www.hypestat.com: Đây là một công cụ giúp cung cấp cho bạn một tấn thông tin liên quan đến 1 website như tổng lưu lượng truy cập mỗi ngày, nguồn từ quốc gia nào, doanh thu từ quảng cáo là bao nhiêu, rất rất nhiều thông tin khác…

https://www.scamadviser.com: Trang này thể hiện độ tin cậy của website, như độ tuổi của website, tốc độ web nhanh hay chậm, giá trị website hiện tại là bao nhiêu USD, chủ sở hữu web, nguồn server đặt tại đâu…

https://www.similarweb.com: Cung cấp chủ yếu cho bạn thông tin về tổng lượt truy cập vào website của các quốc gia, nước nào truy cập nhiều nhất thì sẽ hiện lên cờ và rank của nước đó kèm theo số lượng % được xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới.

danh gia website
danh gia website

#4. Cộng đồng thế giới đánh giá dự án như thế nào?

Các dự án ICO hiện nay đều được quan tâm trên toàn thế giới, do đó bạn cần “bước ra khỏi Việt Nam” và xem các quốc gia khác họ đang nói gì về dự án đó nhé. Một số kênh bạn có thể tham khảo ngay đó là:
https://bitcointalk.org: Một forum chuyển thảo luận về Cryptocurrency và các dự án ICO 
http://icorating.com (rate, đánh giá điểm)
https://www.coinschedule.com/ (theo dõi tiến độ ICO, đã bán được bao nhiêu %) 
https://cryptorated.com/ico-reviews/ (Các bài viết đánh giá dự án ICO, lịch ICO,…)

Đánh giá nhóm phát triển và ban cố vấn dự án ICO 


Đây thật sự mới là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá một dự án ICO nhé!
Những thành viên nào là ban sáng lập của dự án?
Ban cố vấn dự án là ai? 
Dự án từ quốc gia nào? 
Dự án ứng dụng công nghệ blockchain vào mục đích gì? 
Công ty/tập đoàn nào đứng sau dự án?

Nhom phat trien


Nhưng chớ trêu thay phần lớn các dựa án ICO hiện nay ban sáng lập, người điều hành, ban cố vấn đều “ẩn mình trong bóng tối”.
Bằng chứng cho thấy hơn 1 năm nay hàng tỷ USD đã đổ vào Bitconnect như có ai chắc chắn biết ban sáng lập là ai? Ai là CEO chính thức của Bitconnect?

Vì thế khi tham gia vào ICO bạn cần biết rằng, hiện nay có 2 loại dự án: 

Dự án ICO chạy lending (cho vay) và áp dụng chiến lược xây dựng cộng đồng qua MLM (đa cấp): Thường những dự án này “rất bí ẩn” và họ sẽ không công khai nhóm sáng lập hay ban cố vấn hoặc cha, mẹ, ông bà… của nó là ai nhé. Đầu tư vào các dự án này bạn cần trở về cách đánh giá số 1 (tức là phần lớn đánh giá website, cộng đồng và nghe ngóng thông tin là chủ yếu)

Dự án ICO có chiến lược và ứng dụng rõ ràng: Thường những dự án như thế này rất ít (đếm trên đầu ngón tay) và sẽ không cho nhiều lợi nhuận vì họ phát hành số lượng token trong giai đoạn ICO rất lớn. Những dự án này rất khó để x5 hay x10 vốn nhưng khả năng lên sàn và thành công rất cao do đó sẽ an toàn cho vốn đầu tư của bạn.